Sử dụng sàn gỗ công nghiệp đang là một xu thế được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm hiện nay. Để có được một mặt sàn đẹp và dùng được dài lâu, khâu lắp đặt sàn có một vai trò rất quan trọng. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về một số lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp mà chúng ta nên chú ý.
1. Không chừa khoảng trống giữa các cạnh tường
Sau khi lắp đặt sàn gỗ và sử dụng, theo thời gian và điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, sàn gỗ công nghiệp sẽ xuất hiện hiện tượng co rút hoặc giãn nở. Đó cũng là lý do chúng ta nên chú ý chừa lại một khoảng trống hợp lý giữa sàn và các cạnh tường, nếu không, khi sàn gỗ giãn nở với khoảng trống không đủ sẽ khiến sàn cong phồng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công năng và tính thẩm mỹ của sàn.
2. Chọn sai lớp lót sàn
Trong khâu lắp đặt sàn gỗ, lớp lót sàn đóng vai trò rất quan trọng. Nó sẽ giúp hạn chế độ ẩm tiếp xúc làm hư hại sàn gỗ, đồng thời, nó cũng giúp quá trình sử dụng được êm hơn, giảm thiểu tiếng kêu khó chịu phát ra. Có nhiều loại lớp lót trên thị trường, như lớp xốp trắng, lớp xốp bạc, lớp lót cao su non… Việc lựa chọn lớp lót phù hợp không những giúp ích cho quá trình sử dụng mà còn làm tăng tuổi thọ của sàn.
3. Không có phương án chống ẩm ngay từ đầu
Sàn gỗ công nghiệp cũng như các loại sàn gỗ tự nhiên khác, khi tiếp xúc với độ ẩm cao lâu ngày sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sàn. Vì lẽ đó, ngay từ khâu lắp đặt, chúng ta nên chú ý thực hiện các phương án chống ẩm cho sàn, cần có các biện pháp chống ẩm nếu sàn được lắp đặt ở những khu vực gần nguồn nước như phòng tắm, bồn rửa chén…
4. Cố định sàn gỗ xuống sàn
Thông thường, nhiều gia chủ chọn cách ghim cố định các thanh cuối của sàn gỗ xuống sàn, nhưng điều này sẽ làm hạn chế quá trình giãn nở tự nhiên của sàn gỗ công nghiệp, sẽ gián tiếp gây ra hiện tượng sàn gỗ cong phồng, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và độ bền đẹp của sàn.
5. Không để sàn đủ thời gian thích nghi
Khi sàn gỗ được chuyển đến khu vực lắp đặt và lắp đặt ngay lập tức sau đó, sàn sẽ không đủ thời gian thích nghi với sự chênh lệch độ ẩm, nhiệt độ ở khu vực mới so với kho, đó cũng là lý do sàn gỗ sẽ dễ bị cong vênh, phồng rộp sau khi lắp đặt và sử dụng.
6. Bề mặt sàn không đảm bảo
Bề mặt lắp đặt sàn gỗ là yếu tố vô cùng quan trọng cần phải xem xét trước khi tiến hành lắp đặt sàn gỗ. Bề mặt gồ ghề, lồi lõm sẽ khiến sàn gỗ dễ bị nhún, bị võng và phát ra tiếng kêu cót két khó chịu. Chính vì vậy, chúng ta cần đảm bảo bề mặt lắp đặt sàn được bằng phẳng, khô ráo trước khi lắp đặt sàn.
7. Không chú trọng chọn đúng đơn vị thi công
Bên cạnh các vấn đề kể trên, gia chủ cũng cần chọn cho mình đơn vị thi công lắp đặt sàn có kinh nghiệm và uy tín đảm bảo. Tay nghề của kỹ thuật viên lắp đặt sàn gỗ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành quả sau đó, chỉ một lỗi nhỏ khi lơ là, chất lượng sàn gỗ sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên chọn mua những mẫu sàn gỗ công nghiệp chất lượng cao như sàn gỗ xương cá An Cường thay vì những mẫu sàn trôi nổi không chính hãng.
Mẫu sàn gỗ này được đánh giá bởi tính thẩm mỹ ưu việt, mang lại âm hưởng cổ điển hòa cùng sự hiện đại cho không gian nhà ở. Sự sinh động hài hòa mà sàn vân xương cá kiểu công nghiệp mang lại cho gian phòng rất đặc biệt, khiến bạn thoải mái thể hiện cá tính. Trước đây, khi muốn có hiệu ứng xương cá, chúng ta cần lắp sàn theo hiệu ứng so le, đòi hỏi kỹ thuật cũng như sự khéo léo của người thợ thi công. Nay với loại sàn gỗ xương cá kiểu công nghiệp này, người thợ thi công có thể lắp theo phương thẳng như các loại sàn gỗ công nghiệp khác, đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Sàn gỗ công nghiệp hiện được sử dụng khá phổ biến. Việc chú ý tránh các lỗi lắp đặt sàn gỗ sẽ giúp chất lượng sàn gỗ được bảo đảm, kéo dài tuổi thọ của sàn hơn.